Dung môi trong mỹ phẩm có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da… Tuy nhiên, theo các tổ chức quản lý mỹ phẩm, dược phẩm trong khu vực ASEAN và thế giới khuyến cáo: việc lạm dụng quá mức dung môi hữu cơ trong quá trình sản xuất mỹ phẩm có thể gây ra một số phản ứng cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, việc kiểm tra hàm lượng dung môi trong mỹ phẩm là rất cần thiết.
Tin mới:
Vai trò của dung môi trong mỹ phẩm
Dung môi là một thành phần quan trọng giúp hòa tan các thành phần hoạt chất có trong mỹ phẩm mà không làm thay đổi tính chất hóa học của chúng, tạo nên kết cấu mỹ phẩm hoàn hảo. Ngoài ra, dung môi còn đóng vai trò làm chất dẫn truyền, giúp phân tán các hoạt chất đều trong sản phẩm, tăng cường hiệu quả sử dụng. Nó còn góp phần cải thiện cảm giác khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị vón cục và có độ mượt mà, dễ thoa lên da hoặc tóc.
Dung môi giúp giữ cho các thành phần trong mỹ phẩm không bị tách lớp, tăng khả năng kháng khuẩn giúp bảo quản mỹ phẩm tự nhiên mà không cần đến chất bảo quản tổng hợp, giúp ngăn cản và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Dung môi trong mỹ phẩm còn có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da. Một số dung môi được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm hiện nay như: ethanol dùng để sản xuất nước hoa, nước rửa tay, gel rửa tay, dung dịch vệ sinh, kem dưỡng da, bọt cạo râu…Ethyl acetate hoặc aceton được dùng trong sản xuất sơn móng tay, chất tẩy móng tay.
Dung môi là một thành phần quan trọng giúp hòa tan các thành phần hoạt chất có trong mỹ phẩm mà không làm thay đổi tính chất hóa học của chúng, tạo nên kết cấu mỹ phẩm hoàn hảo. Ngoài ra, dung môi còn đóng vai trò làm chất dẫn truyền, giúp phân tán các hoạt chất đều trong sản phẩm, tăng cường hiệu quả sử dụng. Nó còn góp phần cải thiện cảm giác khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị vón cục và có độ mượt mà, dễ thoa lên da hoặc tóc.
Dung môi giúp giữ cho các thành phần trong mỹ phẩm không bị tách lớp, tăng khả năng kháng khuẩn giúp bảo quản mỹ phẩm tự nhiên mà không cần đến chất bảo quản tổng hợp, giúp ngăn cản và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Dung môi trong mỹ phẩm còn có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da. Một số dung môi được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm hiện nay như: ethanol dùng để sản xuất nước hoa, nước rửa tay, gel rửa tay, dung dịch vệ sinh, kem dưỡng da, bọt cạo râu…Ethyl acetate hoặc aceton được dùng trong sản xuất sơn móng tay, chất tẩy móng tay.

Một số loại mỹ phẩm có chứa dư lượng dung môi
Tác hại từ lạm dụng quá mức dung môi hữu cơ
Hiện nay các tổ chức quản lý mỹ phẩm, dược phẩm trong khu vực ASEAN và thế giới đã đưa ra rất nhiều khuyến cáo đối với việc lạm dụng quá mức dung môi hữu cơ trong quá trình sản xuất mỹ phẩm có thể gây ra một số phản ứng cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Benzen là một trong những dung môi nguy hiểm nhất trong mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào nhóm chất gây ung thư cho con người. Bên cạnh đó, các hợp chất chứa vòng benzen cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài hoặc qua các vết thương, da bị tổn thương. Benzen dễ xâm nhập vào cơ thể qua da, phổi. Nếu nhiễm độc benzen nhiều thậm chí còn gây tử vong. Khi người tiêu dùng hít phải toluen chỉ cần với một lượng nhỏ khoảng 1/1000 đã có thể khiến cho người nhiễm bị mất thăng bằng, gây đau đầu, còn với nồng độ cao sẽ gây ảo giác, choáng, thậm chí ngất xỉu.
IARC (Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư) cũng đã khuyến cáo diethyl ether, chloroform và một số loại dung môi khác có nguồn gốc từ xăng hoặc keo dán có thể gây ra nhiễm độc thần kinh hoặc dẫn đến ung thư. Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN, EU và FDA đều không cho phép dùng hoạt chất 1,4-dioxan trong mỹ phẩm vì khi sử dụng với liều cực cao sẽ gây tổn hại các hệ cơ quan trong cơ thể người và có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra, việc sử dụng dung môi nhiều trong mỹ phẩm cũng gây ra một số triệu chứng mãn tính như: kích ứng da xung quanh miệng và mũi (huffer's eczema); carbon tetrachloride có thể gây ra hội chứng suy gan thận, toluene có thể gây thoái hóa chất trắng CNS, toan hóa ống thận và hạ kali trong máu. Nguy hại hơn, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra việc tổn thương não, thần kinh ngoại biên, gan, thận và tủy xương. Một số loại cồn trong mỹ phẩm cũng có thể làm tăng quá trình tiết dầu tại da người sử dụng và hình thành các nốt mụn, làm giãn nở lỗ chân lông.
Từ những tác hại trên nên các hoạt chất dung môi dùng trong sản xuất mỹ phẩm đã được đưa vào danh mục kiểm soát của Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm (ACM) (quy định trong Phụ lục III – Các chất, nhóm chất không được phép và bị kiểm soát hàm lượng dùng trong mỹ phẩm).
Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc (NMPA) và cơ quan quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng quy định hàm lượng cho phép tối đa của benzene trong mỹ phẩm là 2 mg/kg. Tổ chức EPA cũng khuyến nghị mức hàm lượng của 1,4- Dioxane không vượt quá 1,0 mg/kg.
Tại Việt Nam, các văn bản của Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược như Thông tư 06/2011/TT-BYT – Quy định về quản lý mỹ phẩm và văn bản số 6777/ QLD-NP của Cục Quản lý Dược cũng quy định danh mục các chất không được có trong công thức của mỹ phẩm (Phụ lục 2- Thông tư 06), danh mục các chất có giới hạn nồng độ sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục 3- Thông tư 06).
Tổ chức nào thử nghiệm dư lượng dung môi trong mỹ phẩm?
Để sản phẩm mỹ phẩm của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng, các doanh nghiệp nên tìm đến các tổ chức thử nghiệm đã được các Bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ định thực hiện thử nghiệm các loại hóa chất.
Phòng Thử nghiệm Hóa của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) là một trong những phòng thử nghiệm có bề dày lịch sử, uy tín và chất lượng, đáp ứng đầy đủ các năng lực theo yêu cầu của các Bộ, ngành chuyên về thử nghiệm các hóa chất có trong mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm…; được công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017 bởi Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) với số hiệu VILAS 004.
![]() |
![]() |
Hệ thống Sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ (GC-MS) dùng để phân tích dư lượng dung môi trong mỹ phẩm tại QUATEST 3
Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa các yêu cầu từ khách hàng, các chuyên gia của QUATEST 3 đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tối ưu hoá quy trình phân tích dư lượng dung môi trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Phương pháp này có độ chọn lọc cao, độ phân giải tốt; phù hợp cho việc xác định đồng thời 25 cấu tử dung môi có trong các loại mỹ phẩm như: dầu gội, sữa tắm, dung dịch vệ sinh cá nhân, dung dịch tẩy trang, kem trắng da…
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đáp ứng mức hàm lượng cho phép tối đa (MRL) của từng cấu tử dung môi được quy định bởi các tổ chức quản lý trong khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia của QUATEST 3 đã tham khảo và áp dụng theo các giới hạn của Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN, Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc (NMPA) và Cơ quan quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)... Theo đó, đến nay QUATEST 3 có thể thực hiện được các hoạt chất sau:
Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa các yêu cầu từ khách hàng, các chuyên gia của QUATEST 3 đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tối ưu hoá quy trình phân tích dư lượng dung môi trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Phương pháp này có độ chọn lọc cao, độ phân giải tốt; phù hợp cho việc xác định đồng thời 25 cấu tử dung môi có trong các loại mỹ phẩm như: dầu gội, sữa tắm, dung dịch vệ sinh cá nhân, dung dịch tẩy trang, kem trắng da…
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đáp ứng mức hàm lượng cho phép tối đa (MRL) của từng cấu tử dung môi được quy định bởi các tổ chức quản lý trong khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia của QUATEST 3 đã tham khảo và áp dụng theo các giới hạn của Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN, Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc (NMPA) và Cơ quan quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)... Theo đó, đến nay QUATEST 3 có thể thực hiện được các hoạt chất sau:
STT | Tên hoạt chất | CAS |
---|---|---|
1 | Methanol | 67-56-1 |
2 | Ethanol | 64-17-5 |
3 | 1- propanol | 71-23-8 |
4 | 2 - propanol | 67-63-0 |
5 | 1- Butanol | 71-36-3 |
6 | 2- Butanol | 78-92-2 |
7 | 1,4-Dioxane | 123-91-1 |
8 | Methylethyl ketone | 78-93-3 |
9 | MIBK | 108-10-1 |
10 | Acetone | 67-64-1 |
11 | n-Hexane | 110-54-3 |
12 | Butyl acetate | 123-86-4 |
13 | Ethyl acetate | 141-78-6 |
14 | 2-Propylacetate | 108-65-6 |
15 | Benzene | 71-43-2 |
16 | Toluene | 108-88-3 |
17 | o-xylene | 95-47-6 |
18 | m-xylene | 108-38-3 |
19 | p-xylene | 106-42-3 |
20 | Styrene | 100-42-5 |
21 | Ethylbenzene | 100-41-4 |
22 | Carbon tetrachloride | 56-23-5 |
23 | 1,2-Dichloroethane | 107-06-2 |
24 | 1,1-Dichloroethene | 75-35-4 |
25 | 1,1,1-trichloroethane | 71-55-6 |
Quý khách hàng có nhu cầu phân tích nhanh hàm lượng dư lượng dung môi trong các mẫu mỹ phẩm hoặc cần trao đổi thêm về kỹ thuật có thể liên hệ đến Phòng Thí nghiệm Hóa của QUATEST 3: ĐT - 0251 3 836 212 nhấn số nội bộ 3250; Email: ho@quatest3.com.vn. Đơn vị có thể thực hiện việc thử nghiệm và trả kết quả nhanh trong vòng 03 ngày.
Để thực hiện các yêu cầu dịch vụ kiểm nghiệm đối với mỹ phẩm nói chung và dư lượng dung môi, Quý khách hàng liên hệ:
Phòng Dịch vụ khách hàng Thí nghiệm:
Địa chỉ: Số 7, đường số 1, KCN Biên Hòa 1, P. An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai - (Bản đồ)
ĐT: 0251 3 836 212 – 3100; email: dh.bh@quatest3.com.vn
HO
Tin tức nổi bật khác
25 Tháng Tư 2025
Công khai thông báo đối chiếu số liệu quyết toán ngân sách năm 2024
25 Tháng Tư 2025
Công khai Dự toán NSNN năm 2025, tình hình thực hiện dự toán NSNN 3 tháng đầu năm 2025
24 Tháng Tư 2025
QUATEST 3 triển khai “Dịch vụ giao nhận thiết bị kiểm định, hiệu chuẩn tận nơi”
24 Tháng Tư 2025
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện lắp đặt trong gia đình: người đi trước chiếm lợi thế
23 Tháng Tư 2025